1. Phương pháp học tập nhóm:
Học tập hợp tác nhóm là mô hình học tập, làm việc theo nhóm để hoàn thành một mục tiêu hoạt động chung với điều kiện giữa các thành viên có sự phụ thuộc với nhau chặt chẽ, song mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm cụ thể, đồng thời sự tương tác giữa các cá nhân được thúc đẩy, các kỹ năng hợp tác được sử dụng hợp lý và nhóm ngày càng được củng cố.
Đặc điểm của hoạt động nhóm: nhóm thành lập dựa trên tinh thần hợp tác, mỗi nhóm gồm một nhóm trưởng và một số lượng thành viên nhất định. Bản chất của hoạt động nhóm sử dụng các mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa các sinh viên.
Ưu, nhược điểm của hoạt động nhóm:
+ Ưu điểm: phát huy tính tự lực, tích cực, trách nhiệm của sinh viên; phát triển năng lực cộng tác, làm việc; hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội; tăng cường sự tự tin cho sinh viên; năng cao kết quả học tập; ngăn ngừa chủ nghĩa cá nhân, tạo thói quen làm việc tập thể…
+ Nhược điểm: đòi hỏi thời gian nhiều; không phải bao giờ cũng đạt kết quả như mong muốn; tạo thói quen ỷ lại cho sinh viên; nhiều thành viên còn chưa thực sự hòa hứng với hoạt động này.
2. Khảo sát và nhận định, đánh giá:
- Kết quả khảo sát hoạt động nhóm của sinh viên cho phép có các nhận định, đánh giá sau:
+ Đa số sinh viên sư phạm Ngữ văn cho rằng hoạt động nhóm là cần thiết nhưng hoạt động này chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Ý thức tham gia hoạt động nhóm và tinh thần đóng góp ho hoạt động nhóm còn chưa cao.
+ Phần lớn sinh viên cho rằng một nhóm học tập nên có 5 thành viên.
+ Để một nhóm hoạt động hiệu quả thì phần lớn các sinh viên cho rằng cần có các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.
+ Việc đánh giá, cho điểm các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào ý kiến của các thành viên trong nhóm.
3. Đề xuất, giải pháp:
- Nâng cao về nhận thức của sinh viên về: vai trò, ý nghĩa của hoạt động nhóm; nền tảng cho sự thành công của nhóm; việc ứng dụng những kiến thức về hoạt động nhóm vào các tình huống đa dạng trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong nhóm; kỹ năng giải quyết mối quan hệ bất đồng; kỹ năng hình thành nhóm; kỹ năng phân công công việc và khả năng tổ chức, lãnh đạo nhóm của người trưởng nhóm; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng đánh giá hiệu suất công việc.
- Đối với giảng viên: cần ra bài tập phù hợp với khả năng ủa sinh viên. Đồng thời tạo tính cạnh tranh trong học nhóm bằng cách đánh giá cho điểm…
- Đầu tư cơ sở vật chất. đáp ứng nhu cầu học nhóm của sinh viên
Kết luận
Học tập nhóm là phương pháp học tập phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa thực sự phát huy hết tính ưu việt cũng như hiệu quả của nó. Vì thế muốn cho hoạt động nhóm đem lại hiệu quả học tập cao nhất cho sinh viên, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu và thiết thực cả về nhận thức và các kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động học nhóm có hiêu quả.