Các ngân hàng đã ngồi lại để chia phần và tìm cách tái cấu trúc DN thủy sản tai tiếng này.
Cuối tháng 1/2013, đại diện lãnh đạo 7 ngân hàng và Công ty Phương Nam cùng ngồi lại với nhau, thống nhất phương án góp vốn, tái cấu trúc DN này.
Cụ thể, những 'đại gia' ngân hàng dự nợ lớn nhất tại thủy sản Phương Nam trong cuộc họp, gồm Chi nhánh Ngân hàng NN&PT nông thôn tại Sóc Trăng, dư nợ gần 550 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, dư nợ trên 328 tỷ đồng; Chi nhánh tại Sóc Trăng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dư nợ trên 341 tỷ đồng; Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín tại Sóc Trăng, dư nợ gần 147 tỷ đồng...
Năm 2012, doanh thu của DN trong năm 2012 là khoảng 10 triệu USD; số công nhân còn lại 850 người và số đơn hàng còn lại khoảng 2 triệu USD.
Công ty CP thủy sản Phương Nam đã hoàn tất phương án tái cấu trúc toàn diện.
Trong các ngân hàng, riêng ngân hàng ngoại thương lại sẽ không góp vốn vào Công ty Phương Nam mà sẽ tập trung xử lý nợ ngoài nhà máy và sẽ xem xét phương án miễn giảm lãi cho Công ty Phương Nam khi có phương án khả thi.
Còn Ngân hàng NN&PT nông thôn tại Sóc Trăng và Ngân hàng Việt Thái sẽ cơ cấu lại nợ trong vòng 5 năm, trong 3 năm đầu chưa thu lãi. Ngoài ra, ngân hàng Nông nghiệp sẽ xem xét tài trợ vốn lưu động từ nguồn vốn bán tài sản thế chấp, khoảng 60 tỷ đồng, trước tháng 7/2013.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng đồng tình với phương án tái cấu trúc toàn diện Công ty Phương Nam, theo hướng: "Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín; Ngân hàng An Bình sẽ tham gia góp vốn vào Công ty Phương Nam".
Xuất hiện 3 'đại gia' ngân hàng góp vốn vực dậy thủy sản Phương Nam
Phương án góp vốn của 3 ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng LienVietPostBank là trên 128 tỷ đồng; Ngân hàng Sacombank là trên 86 tỷ đồng và ABBank trên 80 tỷ đồng (Riêng ngân hàng ABBank sau khi góp vốn sẽ chuyển cho một cổ đông khác).
Với khoản nợ ngân hàng chồng chất hơn 1.600 tỷ đồng, ông Lâm Ngọc Khuân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản Phương Nam (Công ty Phương Nam) đã phải cáo lui ra nước ngoài trị bệnh. Sau đó, lần lượt các thành viên trong HĐQT DN này cũng 'bằng mọi cách' bỏ mặc nợ nần ở quê nhà, ra nước ngoài tá túc.
Theo phương án tái cơ cấu trúc Công ty Phương Nam thì các thành viên nhà ông Lâm Ngọc Khuân không còn phần trăm.
Theo Quốc Huy